Chảy máu chân răng là hiện tượng mà ai cũng gặp ít nhất một lần trong đời. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chảy máu chân răng và tình trạng này có nguy hiểm hay không?
**** Tham khảo thông tin về nha khoa: cạo vôi răng có tác dụng gì
Những nguyên nhân khiến bạn bị chảy máu chân răng

Nhiều người thường xuyên phát hiện chân răng bị chảy máu trong lúc đánh răng nhưng đa số thường bỏ qua các dấu hiệu này. Tuy nhiên, nếu không kịp thời xử lí chảy máu chân răng sớm có thể dẫn đến các bệnh nha chu và dẫn đến mất răng. Những nguyên nhân khiến bạn chảy máu chân răng thường thấy là:

Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến chảy máu

Răng bị chảy máu có thể xuất phát từ nguyên nhân do việc vệ sinh răng miệng kém, do việc không đánh răng thường xuyên nên tạo cơ hội cho những vi khuẩn có cơ hội phát triển trong vòm miệng và tạo điều kiện cho những mảng bám hình thành ngày càng nhiều trên răng.  Chính sự tấn công của vi khuẩn vào bề mặt và các kẽ răng làm cơ thể tạo phản ứng viêm sưng để chống lại vi khuẩn. Sau một thời gian vi khuẩn sẽ bi tiêu diệt dần. Thế nhưng hiện tượng chảy máu chân răng sẽ bắt đầu diễn ra và có thể gây đau, mất răng nếu không được xử lí kịp thời.


Tác dụng của chất kích thích

Ngoài nguyên nhân chảy máu răng do vệ sinh răng miệng thì việc sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá nhiều cũng có thể làm khiến miệng bị khô và có thể chảy máu chân răng. Ngoài ra chảy máu chân răng còn là dấu hiệu cho sự thay đổi tiết tố trong cơ thể nếu khi bạn trong quá trình mang thai.
Bệnh chảy máu chân răng có thể tiềm ẩn căn bệnh nguy hiểm nào không

Mặc dù đa số các trường hợp chảy máu răng không hẳn là nguy hiểm nhưng không thể coi thường bởi đây cũng có thể là dấu hiệu của những bất ổn cho cơ thể và sức khỏe.
Do tác động mạnh vào răng

Các bệnh liên quan đến máu:

Một số rối loạn trong quá trình tạo máu có thể khiến máu loãng hơn bình thường nên dẫn đến việc chảy máu. Bên cạnh đó việc thiếu canxi hay bệnh giảm tiểu cầu cũng có thể gây chảy máu chân răng.

Khắc phục chảy máu chân răng thế nào?

Khi bị chảy máu chân răng, bạn nên kiểm tra răng miệng để để xác định chính xác gây nên chảy máu răng để có hướng điều trị thích hợp. Trong trường hợp răng chỉ bị viêm nhẹ, bạn có thể khắc phục điều này ngay tại nhà bằng các xúc miệng bằng nước muối sinh lí hoặc các dung dịch súc miệng chuyên nghiệp. Chú ý đánh răng đúng cách để giữ răng luộn sạch và ngăn chặn việc vi khuẩn sản sinh và phát triển trong vòm miệng.
Khám nha sĩ để biết cách điều trị

Ngoài ra, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe hằng ngày, bởi nền tảng sức khỏe toàn diện sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hạn chế việc mắc các bệnh thường ngày, kể cả chảy máu chân răng.
 
Top