Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp chỉnh nha được các chuyên gia đánh giá cao bởi mang nhiều ưu điểm vượt trội. Vừa đảm bảo tính thẩm mỹ trong suốt quá trình điều trị, vừa mang lại hiệu quả chỉnh nha, niềng răng mắc cài sứ hiện nay là sự lựa chọn của đông đảo khách hàng.

Niềng răng mắc cài sứ là gì?

Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp niềng răng đang dần dần thay thế niềng răng bằng kim loại bởi cũng cùng gắn niềng lên mặt ngoài của hàm răng nhưng niềng răng sứ khó nhận ra đang đeo niềng. Niềng răng mắc cài sứ được làm bằng hợp kim gốm cùng một vài vật liệu vô cơ khác. Sau đó dây thun và dây cung môi được đeo vào để định hình và tăng lực kéo.

Mắc cài sứ mang tính thẩm mỹ cao*
Niềng răng mắc cài sứ có 2 loại đó là mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tựu buộc. So với mắc cài tự buộc, các mắc cài thường có chi phí thấp hơn, hiệu quả của phương pháp này đem lại rất cao và do là sứ nên rất khó nhận biết bạn đang đeo mắc cài chính vì vậy tính thẩm mỹ tương đối cao.

Sử dụng niềng răng mắc cài sứ có khả năng chịu được lực tác động lên hàm răng khá lớn và ổn định, chính vì vậy bảo vệ răng tốt hơn và dễ dàng đưa răng vào đúng vị trí mong muốn. Đeo mắc cài sứ tự buộc cũng giúp cho bệnh nhân thực hiện công việc vệ sinh răng miệng hằng ngày được dễ dàng hơn.

Niềng răng mắc cài sứ không chiếm nhiều thời gian của bạn. Thời gian niềng răng bằng mắc cài sứ diễn ra khoảng từ 16 - 24 tháng tùy vào từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân.

Thực hiện niềng răng mắc cài sứ như thế nào?

Quy trình niềng răng với mắc cài sứ được thực hiện theo tiêu chuẩn mà Bộ Y tế đề ra, bao gồm 4 bước cơ bản sau đây:

Răng dịch chuyển qua từng giai đoạn, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*
Bước 1: Thăm khám và kiểm tra cấu trúc răng

Bác sĩ thực hiện kiểm tra tình trạng răng miệng của khách hàng và giải đáp những vấn đề khách hàng băn khoăn, tư vấn về cụ thể về dịch vụ niềng răng mắc cài sứ

Bước 2: Phân tích bằng phần mềm Vceph 3D

Sau khi có được hình ảnh 3 chiều từ máy chụp phim Cone Beam CT 3D, ứng dụng phần mềm Vceph 3D để thực hiện nhiệm vụ phân tích cấu trúc răng, mức độ răng hô móm, lệch lạc… cần điều chỉnh ra sao.

Bước 3: Vệ sinh răng miệng và lấy dấu mẫu răng

Tiến hành vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân, cạo vôi răng loại bỏ các mảng bám cặn thức ăn và làm sạch răng, điều này vô cùng quan trọng nhằm ngăn chặn các bệnh lý về răng miệng khi thực hiện niềng răng.

Bước 4: Gắn cố định mắc cài lên mặt răng

Sau khi thiết kế xong hệ thống mắc cài sứ và dây cung, bác sĩ tiến hành gắn cố định vào mặt răng của bạn, điều chỉnh lực ma sát và độ khít sát phù hợ vừa có thể dịch chuyển răng vừa mang lại sự thoải mái cho khách hàng.

Thực hiện chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng răng theo chỉ dẫn của nha sĩ*
Sau khi gắn mắc cài vào răng của bệnh nhân, bác sĩ kiểm tra lại lần nữa độ khít sát của mắc cài, điều chỉnh mắc cài phù hợp không làm cho bạn cảm thấy đau hay khó chịu. Sau đó lên lịch hẹn tái khám, kiểm tra định kỳ để dễ dàng theo dõi sự dịch chuyển của răng và có những điều chỉnh kịp thời.
 
Top