Niềng răng mặt trong là hình thức điều chỉnh răng mọc lệch thông qua các mắc cài được gắn phía bên trong bề mặt răng. Với phương pháp này, thẩm mỹ trong quá trình điều chỉnh nha được bảo toàn bởi người ngoài rất khó để phát hiện các khí cụ niềng răng bên trong miệng bạn. Cụ thể, hãy theo dõi các thông tin dưới đây của chúng tôi!

Niềng răng mặt trong là gì?

Niềng răng mặt trong là một trong các loại niềng răng thuộc nhóm có mắc cài. Phương pháp này cũng bao gồm mắc cài, dây cung và thun buộc gắn lên mặt răng để tác động lực kéo, đưa răng di chuyển từ từ đến vị trí mong muốn trên cung hàm. Tuy nhiên, điều làm nên khác biệt của phương pháp này là các khí cụ được chuyển vào mặt trong thay vì gắn nổi bật trên mặt ngoài của răng.

Các mắc cài được gắn vào bên trong răng*
Chính vì vậy niềng răng mặt trong còn có tên gọi là niềng răng mặt lưỡi, niềng răng bí mật. Mọi sai lệch răng thưa, răng hô vẩu, răng móm và khấp khểnh đều có thể áp dụng phương pháp chỉnh nha này.

Những điều nên biết khi niềng răng mặt trong

Tuy niềng răng mặt trong là giải pháp chỉnh nha tạo thuận lợi cho nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, khi quyết định lựa chọn điều trị niềng răng mặt trong, bạn cần nhớ rõ:

Đối tượng thực hiện

Giống như niềng răng thông thường, niềng răng mặt trong được sử dụng để giúp điều chỉnh:

- Những khớp cắn xấu, là hậu quả của việc các răng sắp xếp không đều nhau.

- Khoảng trống, răng quá dày, răng khấp khểnh, do đó, cải thiện tính thẩm mỹ của răng.

- Niềng răng tác động lực nhẹ nhàng và liên tục lên răng khiến răng di chuyển từ từ tới vị trí đúng.

Phù hợp với đối tượng có cấu trúc xương hàm ổn định*
Đối tượng hạn chế

- Niềng răng mặt trong không phù hợp với những bệnh nhân có răng nhỏ hoặc có một số khớp cắn không phù hợp.

- Trẻ em mà chưa thay hết răng sữa không nên áp dụng kỹ thuật chỉnh nha này.

Bệnh nhân có thể đeo niềng răng mặt trong cho cả hàm trên và hàm dưới. Tuy nhiên, do hàm dưới không lộ rõ bằng hàm trên, bệnh nhân cũng có thể đeo đồng thời niềng răng mặt trong cho hàm trên và niềng răng thông thường cho hàm dưới.

Cảm giác khi niềng răng

Ban đầu bạn không thể đẩy lưỡi ra phía trước trong quá trình ăn nhai do đó cần thay đổi cách thức ăn nhai. Người bệnh có thể cảm thấy những khó chịu như đau nhẹ, buốt nhẹ ở răng.

Gây cảm giác khó chịu cho người điều trị trong những ngày đầu*
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi buốt ở lưỡi và khả năng nói bị suy giảm ví dụ như nói ngọng. Tuy nhiên nhưng biểu hiện này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Các mắc cài đã được thiết kế sao cho lưỡi của bệnh nhân có thể thích nghi một cách dễ dàng.

Đa số các bệnh nhân cần khoảng 1 - 4 tuần để có thể thích nghi với niềng răng mặt trong, tùy thuộc vào từng cơ địa và khả năng thích ứng của mỗi người.

Làm gì sau khi niềng răng mặt trong?

Những ngày đầu thích nghi với khí cụ trong miệng, có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, hãy thực hiện súc miệng bằng nước muối để giảm thiểu cảm giác ngày. Hãy chải răng bằng bàn chải mềm cả bên trong và bên ngoài răng để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào răng và khí cụ niềng.

Bạn chỉ nên ăn những thức ăn mềm, thái thành từng miếng nhỏ, hạn chế tối đa được các động tác nhai, không nên dùng răng cắn mạnh, không nên nói quá lớn hoặc quá nhanh để tránh gây ảnh hưởng đến lưỡi...

Mang lại hiệu quả chỉnh nha tối ưu*
Kiểm tra răng miệng thường xuyên: Tới nha sĩ thường xuyên để kiểm tra và theo dõi sức khỏe răng miệng và tình trạng hình thành các mảng bám. Thực hiện niềng răng mặt trong, bạn cần tuân thủ nghiêm túc các chỉ định của nha sĩ đưa ra để hiệu quả chỉnh nha đạt được như mong đợi.
 
Top